Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm có những ưu điểm gì? Cùng tìm hiểu yếu tố cần đảm bảo khi áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
Bản chất của phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm này là tạo ra môi trường học tập khác nhau bằng những hoạt động khác nhau, tạo điều kiện cho mỗi bé có cơ hội phát triển bản thân, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Ở cấp học mầm non, hoạt động chính của trẻ là “học mà chơi, chơi mà học”, vì vậy, giáo viên cần xây dựng đa dạng các hoạt động, giúp trẻ vừa lĩnh hội kiến thức xung quanh, vừa tạo hứng thú học tập cho trẻ.
Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Mục đích của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, trí tuệ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, khơi dậy và phát triển tài năng tiềm ẩn của trẻ. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, có điều kiện gia đình, môi trường sống, thể chất… khác nhau. Do đó, mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng và hứng thú học tập khác nhau. Dựa trên những yếu tố này, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm được ra đời, đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi học sinh.
Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có rất nhiều ưu điểm, không chỉ với trẻ mà còn với giáo viên và phụ huynh.
Theo chương trình giáo dục mầm non mới, dạy học lấy trẻ làm trung tâm tạo điều kiện cho mỗi em được nêu ra ý kiến của riêng mình, từ đó các em có khả năng tự phát triển bản thân, hứng thú hơn trong việc học tập.
Trẻ phát triển kỹ năng sống nhờ phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm
Thực tế, khi áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã mở ra cho trẻ nhiều không gian học tập mới. Các ví dụ của lấy trẻ làm trung tâm như: Cho trẻ tự phát biểu cảm nhận qua bài học, đưa ra chủ đề gợi ý cho trẻ tự sáng tác thơ, ca, các bài hát, điệu múa, hay đơn giản là các thầy cô rèn luyện cho bé tính tự lập,...Nếu tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia những hoạt động đó là các thầy cô đã giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy, tính sáng tạo. Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, năng khiếu văn mỹ nghệ.
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, thiết kế các bài giảng phù hợp với từng đối tượng trẻ. Điều này giúp giáo viên nâng cao các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, thúc đẩy sự sáng tạo trong các hình thức tổ chức lớp học cho trẻ.
Ngoài ra, nhờ những hoạt động đa dạng này mà giáo viên có thể hiểu rõ tính cách của mỗi học sinh trong lớp, từ đó có những phương pháp dạy phù hợp với các bé hơn.
Phụ huynh sẽ phối hợp chặt chẽ hơn trong việc dạy dỗ trẻ. Qua đó, phụ huynh sẽ hiểu được tầm quan trọng của phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và thay đổi cách dạy con tốt hơn, phù hợp với tính cách của mỗi bé.
Trong giáo dục mầm non hiện nay, các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được áp dụng phổ biến như:
Mặc dù các phương pháp có cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có điểm chung là lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ tự do lựa chọn những bộ môn học tập, vui chơi mà trẻ yêu thích.
Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo hai yếu tố sau:
Thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo.
Hiện nay, phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là một trong những phương pháp giáo dục của thời đại mới được nhiều trường học áp dụng. Để giúp trẻ phát triển tối đa khả năng của mình, điều quan trọng nhất chính là phụ huynh kết hợp với nhà trường để hiểu con em mình rõ hơn, từ đó áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp.
Với sự giúp đỡ của giáo viên và môi trường với tư cách là người thầy thứ ba, học sinh có cơ hội để tự tin chấp nhận rủi ro.