Trong giai đoạn mầm non của các bé, phát triển nhận thức xã hội là yếu tố quan trọng. Quá trình phát triển kỹ năng này ở mỗi độ tuổi là không giống nhau. Ba mẹ cần hiểu những thay đổi của bé ở các lứa tuổi để giúp bé phát triển tốt. Từ đó giúp bé hình thành nhận thức xã hội tốt hơn.
Bé ở độ tuổi mầm non có đặc điểm là phát triển vốn từ vựng mỗi ngày. Vì vậy việc trò chuyện với cha mẹ và bạn bè là rất quan trọng. Tất cả các kỹ năng xã hội đều là những hành vi cần được phải học. Bé sẽ học các kỹ năng xã hội bằng cách quan sát cha mẹ giao tiếp với những người xung quanh.
Bé trong độ tuổi mầm non có xu hướng nổi bật về mọi mặt. Những kỹ năng chúng học được vào thời điểm này sẽ ở lại với chúng suốt đời. Vì vậy, việc cho bé tham gia các hoạt động tập thể sẽ giúp bé tự tin hơn và dễ hòa nhập với xã hội. Bé có kỹ năng xã hội tốt sẽ trở thành người lớn thành công.
Các hoạt động xã hội bao gồm dạy bé mầm non cách tuân theo các quy tắc và hậu quả của việc vi phạm các quy tắc đó. Ba mẹ mẹ cần dạy bé cách chia sẻ và biết nhường nhịn nhau khi chơi với các bạn. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy bé cách làm việc với người khác và để bé học cách tự lập.
Các phụ huynh có thể sử dụng các phương pháp sau đây để theo dõi và đánh giá sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội của bé mầm non:
Khi bé trong độ tuổi mầm non, phụ huynh có thể quan sát trực tiếp, không can thiệp vào những hoạt động của bé. Sau đó, có thể ghi chép lại các thông tin về hành vi và tâm lý của bé một cách có hệ thống, có kế hoạch.
Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp và đơn giản nhất đối với các bé trong độ tuổi mầm non. Ba mẹ có thể đặt câu hỏi để bé trả lời, thu thập nhiều thông tin. Đối với bé mầm non, có một số điều nên chú ý khi trò chuyện:
Dựa vào các sản phẩm của bé (vẽ, nặn, cắt,…) để xem xét, phân tích, đánh giá ý tưởng, sự khéo léo, khả năng sáng tạo,.. Thông qua các sản phẩm có thể đánh giá được kĩ năng, thái độ của bé trong độ tuổi mầm non.
Việc đánh giá sự phát triển cảm xúc và nhận thức của bé qua các sản phẩm bé tạo ra cần phải lưu ý:
Tạo ra những tình huống giả định để bé lắng nghe và tìm ra cách giải quyết những tình huống đó. Phụ huynh sẽ đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề của bé.
Phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên mầm non hằng ngày, trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh để thu thập thêm thông tin của bé.
Quá trình phát triển của một đứa bé là một hành trình dài hạn, với tất cả các khía cạnh. Có nhiều cách giúp bé mầm non phát triển các kỹ năng xã hội và khả năng bộc lộ cảm xúc. Các phụ huynh có thể tham khảo các ” mẹo nhỏ ” dưới đây:
Với sự giúp đỡ của giáo viên và môi trường với tư cách là người thầy thứ ba, học sinh có cơ hội để tự tin chấp nhận rủi ro.